Chat với Tam Long

Thủ tục xuất khẩu cà phê hạt tại Việt Nam dễ hay khó?

Một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực tại Việt Nam phải kể đến là cà phê. Nó chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước trong nhiều năm qua. Vì vậy đây là một “miếng mồi ngon” cho nhiều doanh nghiệp cà phê. Tuy nhiên, bạn đang gặp khó khăn với thủ tục xuất khẩu cà phê hạt? Hãy dành ít phút thời gian đọc bài viết để biết thêm thông tin.

Thủ tục xuất khẩu cà phê hạt tại Việt Nam dễ hay khó?

Cơ hội và thách thức xuất khẩu cà phê hạt

Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam đưa ra sản lượng dự kiến trong niên vụ 2020/2021 khá cao. Cục Chế biến & Phát triển thị trường nông sản đã nhận định về thị trường xuất khẩu cà phê năm 2021 rằng: “Thị trường xuất khẩu cà phê có nhiều tín hiệu lạc quan do tồn kho tại các kho cảng trên thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất”.

Hiệp định Thương mại tự do giữa EVFTA – Việt Nam bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ các sản phẩm cà phê xuống 0%.  Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hạt, nâng trị giá xuất khẩu cả nước .

Song việc “lờ mờ”  với thủ tục xuất khẩu cà phê hạt cũng khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Bên cạnh những tín hiệu vui, xuất khẩu cà phê năm 2021 sẽ còn phải đối mặt với thách thức như: Tình trạng thiếu container để xuất khẩu dẫn đến giá cước nhiều khả năng tăng trong thời gian tới.  Với các quốc gia xuất khẩu Coffee hạt khác, Việt Nam sẽ tiếp tục phải cạnh tranh khốc liệt.

Thủ tục xuất khẩu cà phê hạt gồm có những gì?

Vấn đề kiểm dịch và yêu cầu kiểm dịch của đối tác nhập khẩu là yếu tố ảnh hưởng tới thành công.  Cụ thể, Bộ hồ sơ xuất khẩu cà phê được quy định tại điều 16 Thông tư 39/2018/TT-BTC. Và nó đã được sửa đổi bổ sung trong thông tư 38/2015/TT-BTC. Nhưng trước khi làm thủ tục xuất khẩu cafe, công ty cần phải liên hệ với đối tác hỏi về yêu cầu kiểm định. Điều này đảm bảo chuẩn bị kỹ, tránh vướng mắc sau khi đã xuất khẩu.

Cà phê xuất khẩu vào nước không có yêu cầu kiểm dịch

Nếu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không yêu cầu kiểm dịch, doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu. Đảm bảo thực hiện đúng theo quy định hiện hành và không làm kiểm định cho lô hàng xuất khẩu.

Nếu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có yêu cầu kiểm dịch, công ty làm thủ tục kiểm dịch. Nó được thực hiện với cơ quan theo đúng quy định hiện hành pháp luật về kiểm dịch thực vật. Đảm bảo gửi Giấy chứng nhận kiểm dịch cho người mua (đúng theo hợp đồng đã ký). Thông thường, tại quốc gia này, hải quan không yêu cầu nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch khi xuất khẩu cà phê.

Thủ tục xuất khẩu cà phê hạt vào nước có yêu cầu kiểm dịch

Thủ tục xuất khẩu cà phê hạt tại Việt Nam dễ hay khó?

Trách nhiệm cập nhật Danh sách các nước có yêu cầu phải kiểm dịch thuộc về Tổng cục Hải quan. Họ sẽ thực hiện với mục đích ứng dụng phân luồng tự động kiểm soát các lô hàng. Đảm bảo đạt chuẩn để cà phê được xuất khẩu mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện. Buộc doanh nghiệp phải nộp giấy chứng nhận kiểm dịch cà phê (do cơ quan kiểm dịch cấp). Lúc này, hải quan mới cho phép thông quan hàng hóa.

Việt Nam là thành viên tham gia IPPC, WTO nên luôn chấp hành quy định. Các lô hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật phải đạt chuẩn kiểm định. Đồng thời, nó có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch cấp kèm khi xuất khẩu cà phê hạt.

Xét trên phương diện hợp tác song phương, Việt Nam đã ký kết với nhiều quốc gia. Hiệp định hợp tác về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật giữa nước ta với: Cu Ba, Nga, Mông Cổ, Chi Lê, Rumani, Trung Quốc, Belarus, Uzbekistan, Kazakhstan,…

Nó đồng nghĩa với việc, lô hàng thuộc quốc gia ký kết đều phải được kiểm dịch. Đồng thời, kèm theo lô hàng phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quốc gia. Vì vậy, nếu xuất khẩu cà phê đến những quốc gia này, bạn cần phải làm kiểm dịch tại Việt Nam.

Máy pha cà phê Breville

Máy pha cà phê Nuova Simonelli

Thuế, Mã HS code và thủ tục hải quan xuất khẩu cà phê

Thủ tục xuất khẩu cà phê hạt tại Việt Nam dễ hay khó?

Tùy theo cách chế biến/loại để chọn HS code chuẩn xác, riêng HS code cà phê hạt nhóm 0901. Theo quy định hiện hành, thuế xuất khẩu cà phê hạt là 0%. Hồ sơ hải quan xuất khẩu cà phê hạt của Việt Nam tuân theo điều 16. Nó thuộc thông tư 38/2015/TT-BT, nhóm hàng không thuộc diện quản lý chuyên ngành.

Chứng từ khai báo hải quan xuất khẩu cho mặt hàng cà phê cần phải có gồm: Hóa đơn thương mại (Invoice), chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam (C/O form B), chứng nhận xuất xứ hàng hóa riêng cho mặt hàng cafe (C/O form ICO), chứng nhận chất lượng, phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List), Hợp đồng thương mại (Sales contract), số lượng, trọng lượng (Certificate of Quality, Quantity, Weight), commercial Invoice, vận đơn đường biển (Bill of Lading), bảo hiểm (Insurance), hóa đơn, giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary of Certificate), hun trùng riêng cho mặt hàng cà phê (Fumigation), bảng kê thu mua (Giấy tờ đầu vào hàng hóa), các chứng từ và yêu cầu từ nước nhập khẩu và các chứng từ liên quan khác.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo về thủ tục xuất khẩu cà phê hạt. Nếu có nhu cầu,  trước khi xuất khẩu cà phê bạn nên liên hệ đơn vị chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp bạn kiểm tra thông tin, tư vấn và hỗ trợ bạn xuất khẩu nhanh chóng, thành công.

Có thể bạn quan tâm:

→ Khám phá hạt cà phê Robusta. Địa chỉ mua cà phê uy tín nhất hiện nay.

Những lưu ý khi mua cà phê hạt ở Vinh

Thanh Mai
Theo dõi
Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.

×
Xin cảm ơn
028.7303.6878