Sous Chef là gì? Công việc của Sous Chef là gì?

Sous Chef là một vị trí quan trọng trong gian bếp. Vì đây là thuật ngữ riêng trong chuyên ngành nhà hàng, khách sạn nên có thể mọi người sẽ khó hiểu về nó. Bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn vị trí Sous Chef là gì và những công việc chính mà nhân viên này cần phải thực hiện hàng ngày.

Sous Chef là gì?

Trước hết, để có thể nhận thấy được vai trò, tầm quan trọng của vị trí Sous Chef, chúng ta cần hiểu rõ vị trí này là gì. Đây là một thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ những bếp phó trong gian bếp. Tại các nhà hàng sang trọng, nhà hàng cao cấp theo phong cách quốc tế thì mọi người chủ yếu sử dụng thuật ngữ Sous Chef này. Còn đối với một số nhà hàng, khách sạn vừa và nhỏ thì mọi người thường gọi vị trí này là phụ bếp.

→ Tham khảo sản phẩm Casadio ngay tại đây!

Tại mỗi gian bếp, người phụ bếp có quyền và trách nhiệm đứng thứ hai, chỉ sau vị trí bếp trưởng. Trong một số điều kiện nhất định, khi người bếp trưởng vắng mặt thì Sous Chef sẽ thực hiện nhiệm vụ và có quyền đưa ra quyết định như một người bếp trưởng.

Người bếp phó vừa phụ trách chế biến các món ăn, hỗ trợ cùng bếp trưởng, vừa phải chịu trách nhiệm quản lí các công việc hàng ngày theo sự phân công của quản lí. Đặc biệt, trong một gian bếp sẽ có số lượng các Sous Chef khác nhau tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng.

Sous Chef là vị trí tiềm năng để học tập và phát triển trở thành một người bếp trưởng thực sự. Nhiệm vụ cơ bản của người bếp phó gần giống như bếp trưởng. Khác biệt duy nhất là họ có quyền hạn và trách nhiệm đứng sai bếp trưởng.

Sous Chef là gì Công việc của Sous Chef là gì

Công việc chính của một Sous Chef

Thực tế, những công việc của bếp phó không chỉ giới hạn trong không gian của nhà bếp. Họ cần phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác và trong đó có những công việc liên quan đến quản lí. Một số công việc chính mà một Sous Chef cần phải thực hiện hàng ngày đó là:

Sous Chef hỗ trợ bếp trưởng quản lí hoạt động trong nhà bếp

Sous Chef sẽ phụ trách hỗ trợ cho bếp trưởng để quản lí hoạt động trong bếp được tốt nhất. Bếp phó cũng sẽ giám sát các hoạy động của nhân viên trong bếp, giám sát các bộ phận để thực hiện theo đúng quy trình.

Sous Chef là người trực tiếp quyết định và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân viên, thực phẩm, món ăn, các dụng cụ trong bếp trong quyền hạn và khả năng của mình.

Học làm sữa chưa Trân Châu Hạ Long tại đây!

Điều phối nhân sự trong bếp và phục vụ cho phù hợp

Sous Chef sẽ thực hiện bố trí, sắp xếp và điều phối số lượng nhân sự cho phù hợp. Ví dụ, nếu những ngày đông khách, bếp phó cần yêu cầu quản lí tăng thêm số lượng nhân viên phụ bếp để có thể chuẩn bị các món ăn nhanh chóng nhất với phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất cho khách hàng.

Sous Chef là gì Công việc của Sous Chef là gì

Sous Chef trực tiếp chế biến các món ăn

Sous Chef trực tiếp đứng bếp để chế biến các món ăn theo yêu cầu của bếp trưởng, khách hàng hoặc quản lý. Bếp phó sẽ chịu trách nghiệm về chất lượng và hương vị món ăn, đảm bảo trình bày đẹp mắt và kiểm định món ăn trước khi đưa nó lên phục vụ khách hàng.

Tư vấn, đóng góp ý kiến để thiết lập Menu nhà hàng

Bếp phó cũng sẽ trực tiếp hỗ trợ, tư vấn và đóng góp ý kiến của mình để hoàn thiện thực đơn (menu) của nhà hàng dựa trên sự quan sát và nắm bắt xu hướng thị trường cũng như sở thích ẩm thực của khách hàng.

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên trong bếp

Những người phụ bếp hoặc nhân viên mới sẽ được Sous Chef tuyển dụng và hỗ trợ đào tạo. Bếp phó chịu trách nhiệm hướng dẫn để người mới làm quen với bếp, làm quen với công việc tại nhà hàng. Họ cũng là người thể hiện và đào tạo văn hóa nhà hàng cho những nhân viên với. Đồng thời họ cũng chính là người kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp của nhân viên với vị trí công việc.

→ Xem dùng trà gì để pha trà sữa tại đây!

Sous Chef là gì Công việc của Sous Chef là gì

Quản lí, kiểm soát chất lượng thực phẩm

Cùng với bếp trưởng, bếp phó sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động nhập thực phẩm của nhà hàng. Thực phẩm tươi mới, chất lương tốt là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên những món ăn ngon. Vì vậy, bếp phó sẽ phải quản lí, kiểm định chất lượng thực phẩm mỗi khi nhập vào. Sous Chef và bếp trưởng đều phải chịu trách nhiệm với chất lượng thực phẩm trong ca của mình.

Sous Chef thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu.

Bên cạnh những nhiệm vụ chính nêu trên, bếp phó cũng cần hỗ trợ các nhiệm vụ theo yêu cầu của bếp trưởng và thực hiện các công việc ngoài gian bếp như thảo luận, xây dựng các kế hoạch quảng bá, các chương trình khuyến mại cho nhà hàng.

Bếp phó cũng cần thực hiện các báo cáo để phản ánh tình trạng thực hiện công việc cho quản lí nhà hàng.

Trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp những thông tin chi tiết về vị trí Sous Chef hay còn được gọi là bếp phó trong các nhà hàng. Hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Sous Chef là gì và hiểu rõ hơn về những công việc mà họ cần phải thực hiện mỗi ngày.

Thanh Mai
Theo dõi
Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.

    0
      0
      Đơn hàng
      Đơn hàng trốngQuay lại Shop
      028.7303.6878