Chat với Tam Long

Kế hoạch kinh doanh quán trà sữa cách lập như thế nào?

Bạn có để ý rằng những năm gần đây, ngành trà sữa bùng nổ. Có nhiều thương hiệu franchise trà sữa lớn như Gong Cha, Cha Time mở rộng ra khắp thế giới. Điều đó thể hiện rõ ràng rằng có một nhu cầu ngày càng tăng cho loại nước uống sủi bọt ngon lành này. Nếu bạn cũng đam mê trà sữa, bạn có thể cân nhắc khả năng chuyển thức uống yêu thích này thành công việc kinh doanh. Thế thì câu hỏi lớn nhất là gì? Đó làm kế hoạch kinh doanh quán trà sữa như thế nào? Cách lập ra sao? Đây là một vài bước có ích để bạn làm theo trước khi bắt đầu kinh doanh quán.

Cách lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa như thế nào?

Xác định mô hình cho quán trà sữa

Trong kế hoạch kinh doanh quán trà sữa, bạn đã biết sản phẩm cốt lõi cho quán của mình là trà sữa. Bạn có thể thiết kế quán theo mô hình đó. Quán sẽ chỉ cho mang đi, hay ngồi lại hay tự phục vụ? Menu trà sữa sẽ đơn giản hay mở rộng nhiều món? Bạn muốn có sự tương tác giữa nhân viên pha chế với khách hàng hay không? Hãy chỉ ra loại quán trà sữa mà bạn muốn là một trong những bước đầu tiên cần làm khi bắt đầu kinh doanh.

→ Mời bạn tham khảo máy pha cà phê tự động ngay tại đây!

Tạo ra và hiểu thương hiệu của bạn

Bạn phải có một nhận diện thương hiệu nhất quán cho quán của mình. Điều này là rất cần thiết trong kế hoạch kinh doanh quán trà sữa. Vì nó giúp người ta hiểu sứ mệnh của bạn, kết nối với khách hàng và thể hiện tính cách thương hiệu của bạn. Hãy nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu mà họ thu hút, và tìm xem có cách nào thiết lập thương hiệu của mình khác xa với họ. Tên quán cũng nên có ý nghĩa và xác thực. Nó phải phản ánh màu sắc, câu chuyện hay sản phẩm cốt lõi của bạn.

Trong kế hoạch kinh doanh quán trà sữa cần chọn một vị trí đặt quán trà sữa tốt

Đây là một bước rất quan trọng khi bắt đầu mở quán. Nó có thể giúp kinh doanh thuận lợi hay phá hủy quán bạn. Đơn giản nhất là chọn một vị trí cho khách hàng đến dễ dàng và tiện lợi. Nếu bạn muốn khách hàng dành nhiều thời gian ở lại quán thì hãy chọn một khu vục đông đúc, nhộn nhịp với cường độ đi bộ cao và chỗ đậu xe thoải mái. Những điều này sẽ có nhiều lợi ích cho quán của bạn.

Nếu bạn muốn làm một xe bán trà sữa có thể di chuyển nhiều vị trí khác nhau, hãy chọn những thời điểm thích hợp nhất để tiếp nhận với nhiều khách hàng tiềm năng. Nó cũng khá quan trọng khi bạn hiểu lịch sử của vị trí quán của mình. Nếu khu vực không an toàn hoặc thay đổi nhiều cửa hàng khác nhau, nó sẽ là những điểm trừ thể hiện rằng vị trí này không phải là lựa chọn tốt nhất cho quán của bạn.

Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống: 8 lưu ý trước khi bắt đầu

Kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Viết một bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Có trong tay một bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa được cân nhắc kỹ càng có thê giúp bạn lướt qua nhiều khía cạnh của việc mở cửa hàng. Tài liệu này không chỉ là chiến lược, mà nó còn giúp truyền thông gắn kết thương hiệu của bạn với ngân hàng, nhà tài trợ, nhà sản xuất và thị trường. Từ đó bạn có thể dễ dàng đạt mục tiêu hơn. Bởi vì nó đóng vai trò quan trọng trong mở quán trà sữa, hãy đảm bảo mọi thành phần của kế hoạch có sự liên kết với nhau.

Tìm kiếm những lựa chọn tài chính

Đây là bước làm chùn chân đa số những người muốn mở quán trà. Đó là thiếu tài chính. Tuy nhiên, ngân hàng, nhà đầu tư nhỏ hay nhà đầu tư cá nhân có thể đầu tư vốn cho bạn. Bạn có thể tìm kiếm nhiều phương án khác thông qua vay vốn hay huy động vốn cộng đồng, gia đình, bạn bè. Hãy nhớ phải thể hiện hết những ý tưởng đã được chuẩn bị kỹ càng và chuyên nghiệp. Bạn cũng cần thể hiện cho những nhà đầu tư tiềm năng hiểu rằng bạn luôn biết phải làm gì.

→ Mời bạn xem thêm lớp học pha chế trà sữa tại đây!

Thiết kế menu là bước thú vị nhất trong kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Menu quán trà sữa phải đi kèm với nhận diện thương hiệu. Thiết kế không chỉ dễ nhớ mà còn phản ánh rõ ràng mô hình và tính cách của tiệm. Mặc dù không có đúng sai trong thiết kế menu, những lỗi thông thường bao gồm font chữ không đọc được, không canh hàng, và sử dụng quá nhiều hình ảnh. Một menu được thiết kế tốt sẽ có nhiều thông tin, gọn gàng, thông suốt và dễ đọc. Hãy chú ý đến những món hiện tại trên menu của bạn. Và có thể thêm vào menu chương trình happy hours, daily specials. Hoặc cũng có thể làm khách hàng ngạc nhiên với những món thức uống theo xu hướng và phù hợp theo mùa.

Thiết kế nội thất và ngoại thất quán trà sữa

Mặc dù không có công thức bí mật cho một quán trà sữa thành công, thiết kế của quán trà sữa cũng nên cân bằng giữa tính thẩm mỹ và số lượng chỗ ngồi. Bạn có thể tùy chỉnh tiệm của mình theo nhu cầu của mô hình kinh doanh. Bạn nên giữ tư duy thực tế khi thiết kế. Khi thiết kế không gian quán theo một cách riêng để đưa quán của mình tách biệt với những quán khác, bạn cũng nên có cái nhìn chiến lược về đặt bếp, chỗ ngồi, quầy bán hàng để phù hợp nhất với nhu cầu khách hàng.

Mua bánh Grand Castella bông lan phô mai ở đâu tại TPHCM?

Cách lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa như thế nào?

Đầu tư vào trang thiết bị đúng đắn

Đầu tư trang thiết bị là một phần không thể thiếu trong kế hoạch kinh doanh quán trà sữa, bộ trang thiết bị cửa hàng trà sữa thường sẽ có cái lò để ủ trà và lò nấu trân châu. Một thiết bị không thể thiếu là tủ lạnh để giữ nguyên liệu tươi sạch. Hệ thống lọc nước giúp đảm bảo thức uống của bạn sạch sẽ và an toàn. Hầu hết trà sữa trân châu đều được phục vụ lạnh nên đừng quên máy làm đá công nghiệp. Một bình giữ ấm trà, một bình nước đường, một máy hàn miệng ly mang đi có thể là những vật dụng cần thiết cho quán trà sữa của mình. Một vài quán còn sử dụng máy pha trà tự động và máy lắc trà để đảm bảo độ ổn định và ngon của thức uống. Những thiết bị này tùy thuộc vào bạn muốn làm gì cho quán của mình.

Nguồn nguyên liệu và nhà cung cấp

Hãy đảm bảo bạn đã nghiên cứu nhiều nhà cung cấp uy tín và chất lượng. Từ đó bạn mới có những nguyên liệu chất lượng cao phù hợp với ngân sách và menu của quán. Bạn sẽ phải tìm nguồn nguyên liệu cho sữa tươi, sữa nguyên kem, bột, syrup, trân châu, lá trà, đường và nhiều nguyên liệu để pha khác. Bạn sẽ cần các nhà cung cấp ly nhựa, nắp ly và ống hút trân châu. Bạn cần tìm hiểu trước khi đặt bút phần này trong kế hoạch kinh doanh quán trà sữa của mình.

Sử dụng các ứng dụng công nghệ và theo dõi

Kế hoạch kinh doanh quán trà sữa ngày nay khác xưa khi có thêm công nghệ. Vài quán trà sữa vẫn hoạt động bằng giấy tờ và hoàn toàn bằng tay để sắp xếp thông tin. Công nghệ và các ứng dụng theo dõi sẽ giúp hoàn thành công việc hiệu quả và nhanh chóng. Khi những công cụ này được sử dụng đúng đắn, bạn có thể cải thiện rất lớn cách mà quán trà sữa hoạt động.

Một số ứng dụng cho phép khách hàng đặt hàng và yêu cầu mua online. Đồng thời cho họ nhiều lựa chọn thanh toán điện tử hay thanh toán trực tiếp. Một số ứng dụng khác tập trung vào phân tích dữ liệu. Điều này có thể giúp ích cho bạn trong quản lý lịch làm việc của nhân viên, theo dõi tồn kho, ngân sách và hành vi khách hàng. Tuy nhiên, nếu không muốn sử dụng từng ứng dụng riêng lẻ, bạn có thể sử dụng các công cụ tổng hợp đơn giản như Google Drive để phục vụ cho mình.

→ Tham khảo dịch vụ thiết kế nhận diện thương hiệu quán trà sữa tại đây!

Thuê và huấn luyện nhân viên: Kế hoạch kinh doanh quán trà sữa phải có

Nhân viên chính là một phần thiết yếu trong kế hoạch kinh doanh quán trà sữa của bạn. Đó thường là bộ mặt của quán. Những người này có trách nhiệm phục vụ các thức uống bạn bán cho khách hàng. Nhân viên lý tưởng là người học các công thức pha chế nhanh và cung cấp dịch vụ tuyệt vời. Nhiệm vụ của bạn là cung cấp cho họ những bài huấn luyện đúng đắn. Mục tiêu là để họ gắn kết việc pha chế thức uống với tiêu chuẩn chất lượng của bạn. Các chế độ công việc như bảo hiểm sức khỏe, giảm giá cho nhân viên và một môi trường làm việc tôn trọng lẫn nhau cũng có thể giúp bạn duy trì đội ngũ nhân viên và tránh chi phí cao.

Xin các giấy phép phù hợp là việc phải làm trong kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Nhiều loại giấy phép phải mất vài tuần thậm chí vài tháng để được chấp thuận. Hãy đảm bảo bạn đã thực hiện đầy đủ công việc giấy tờ càng sớm càng tốt. Một số loại giấy phép thông dụng như giấy phép kinh doanh, giấy xác nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, … Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm tra với cơ quan chức năng địa phương để có danh sách đầy đủ các yêu cầu đặc biệt dành cho quán trà sữa của mình. Bạn không thể thiếu phần này trong kế hoạch kinh doanh quán trà sữa.

Quảng cáo công việc kinh doanh mới của bạn

Không có thời điểm nào tốt hơn bây giờ để quảng cáo quán trà sữa mới mở của mình. Nếu bạn chưa tạo website, hãy làm nó ngay. Đảm bảo nó có menu, giá, địa chỉ cửa hàng và giờ hoạt động. Những quảng cáo truyền thống như báo giấy, radio có thể kết hợp với những phương tiện truyền thông mới. Truyền thông mạng xã hội gồm Facebook, Twitter, Instagram. Các nền tảng đánh giá nhận xét như Yelp, Zomato, Foody. Các ứng dụng nhà hàng như Belly, TableNow. Ngay cả ứng dụng giao hàng Grab, Now cũng có thể tạo nên những kỳ tích cho quán của bạn.

Lời khuyên từ chuyên gia tư vấn kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Trên đây là những yếu tố bạn cần xem xét khi lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa. Kế hoạch của bạn cần phải có tất cả những yếu tố này. Tùy theo nhu cầu và ý tưởng của bạn mà thiết kế kế hoạch kinh doanh cho phù hợp. Có nhiều quán trà sữa đã dẹp tiệm vì không có kế hoạch kinh doanh rõ ràng. Tuy nhiên, không phải cứ có kế hoạch kinh doanh là sẽ thành công. Nó sẽ giúp bạn làm rõ những gì bạn muốn và làm việc hiệu quả hơn.

Nếu bạn cần tư vấn trực tiếp về kế hoạch kinh doanh quán trà sữa, hãy liên hệ với Tam Long để được các nhân viên dễ mến của chúng tôi tư vấn miễn phí cho bạn. Tam Long là đơn vị cung cấp đầy đủ máy móc, trang thiêt bị, nguyên vật liệu để bạn kinh doanh quán trà sữa thành công.

————–

TAM LONG GROUP

Có thể bạn quan tâm:

Thiết kế và làm quầy xe gỗ bán cà phê và trà sữa giá rẻ tại TPHCM

Thẻ tích điểm trà sữa phải có khi kinh doanh trà sữa

Thanh Mai
Theo dõi
Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.

×
Xin cảm ơn
028.7303.6878